Sau khi ra đời, bé được nhận miễn dịch qua sữa mẹ. Kể từ giai đoạn ăn dặm, hệ miễn dịch tự nhiên của bé tự hoàn thiện dần, chính vì vậy, giai đoạn dưới 5 tuổi bé dễ ốm nhiều nhất, do hệ miễn dịch phải chống chọi với các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
Hệ miễn dịch của các bé trong giai đoạn khác nhau là khác nhau, dù được chăm sóc kĩ thế nào bé cũng có nguy cơ mắc bệnh trong các thời điểm như khi dịch bệnh, thời tiết thay đổi, bé đi học…
Để đảm bảo sức khỏe cho bé, giai đoạn này mẹ cần tăng cường miễn dịch cho trẻ cả gián tiếp lẫn trực tiếp.
Gián tiếp:
– Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C, rau xanh đậm, khoai lang, sữa chua, ngũ cốc,…
– Vệ sinh sạch sẽ cho mẹ và bé để tránh lây bệnh
Trực tiếp:
Tăng cường miễn dịch “trực tiếp” bằng Imunoglukan. Nhập khẩu từ Châu Âu, có nghiên cứu lâm sàng trên trẻ nhỏ, Imunoglukan đang quảng cáo rất nhiều trên TV và được các mẹ tin dùng bởi công dụng tăng sức đề kháng, giúp giảm số lần mắc bệnh hô hấp, giảm tần suất ốm vặt cũng như phòng bệnh cho bé trong thời điểm giao mùa, bé đi nhà trẻ….
Mấy chục trẻ cùng hít thở chung trong một môi trường. Sức đề kháng của trẻ em còn nhiều hạn chế. Trong khi virus cúm lây qua đường hô hấp, nó có nhiều chủng, loại, nhiều type và các biến thể khác nhau, không có sự miễn nhiễm đặc hiệu cho từng loại, không có thuốc đặc trị mà chỉ điều trị triệu chứng là chính, sử dụng kháng sinh, kháng viêm phòng bội nhiễm hay chỉ khi có biến chứng. Đây là lý do khiến trẻ dễ mắc bệnh cúm khi đi nhà trẻ.
Các nước phát triển coi “bệnh cúm” ở nhà trẻ là một việc hệ trọng. Mỗi khi có bé chảy mũi, ho, sốt… là báo động toàn trường, cách ly em bé ngay, trả về gia đình và thường xuyên liên lạc cho đến khi khỏi hẳn mới cho nhập trường trở lại. Hiện nay, nhiều phụ huynh chưa hiểu hết điều này. Thậm chí, có trường hợp, con không chịu uống thuốc, cha mẹ còn gửi thuốc cho cô giáo cho bé uống giúp. Theo đó, con chưa khỏi hẳn bệnh đã phải đi lớp. Đi lớp chơi chung với bạn đang chớm bệnh hoặc đã mắc bệnh và cứ thế lại lây chéo hết đợt này sang đợt khác.
Phụ huynh nhất thiết phải cho con đi khám mỗi khi con có biểu hiện ho, chảy mũi để được điều trị đúng cách, tránh bệnh nhẹ biến chứng thành bệnh nặng. Bên cạnh đó, vì một môi trường nhà trẻ an toàn, cha mẹ cũng cần sắp xếp công việc, người trông nom để tránh lây nhiễm chéo cho bé khác trong lớp.
1) Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt phần ngực, cổ, bàn tay, bàn chân. Hệ hô hấp của trẻ còn non nớt, đường hô hấp ngắn và hẹp, niêm mạc hô hấp mỏng, yếu và dễ bị tổn thương. Vì vậy cần hạn hạn chế tối đa các mầm bệnh xâm nhập vào đường hô hấp thông qua cửa ngõ “mũi họng” của trẻ.
2) Tiêm phòng cúm cho trẻ định kỳ hằng năm, tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng của chương trình tiêm chủng quốc gia. Mặc dù việc tiêm phòng cúm thường không giúp trẻ hoàn toàn không mắc cảm cúm nhưng sẽ giúp trẻ giảm tần suất cũng như độ nặng của bệnh, vì lúc này miễn dịch của bé cũng đã được tăng cường từ trước.
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
Bệnh cảm cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.
Ở trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thế là:
– Những cơn sốt bắt đầu xuất hiện
– Có cảm giác ớn lạnh
– Nhức đầu
– Đau nhức cơ bắp
– Chóng mặt
– Ăn không ngon
– Mệt mỏi
– Ho
– Đau họng
– Chảy nước mũi
– Buồn nôn
– Cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực
– Đau tai
– Có thế xuất hiện triệu chứng tiêu chảy
2. Tiến triển
Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần.
3. Phòng bệnh
3.1. Các biện pháp phòng bệnh chung
– Tăng cường miễn dịch để phòng bệnh tốt nhất
– Phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm
– Tăng cường rửa tay
– Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
– Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.
Những ngày qua thời tiết biến động bất thường làm cho số trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp có xu hướng gia tăng, phụ huynh cần chú ý để chăm sóc trẻ thật tốt và áp dụng những biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Trẻ bệnh thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày theo khả năng của trẻ, không nên ép trẻ ăn.
Viêm đường hô hấp cấp hiện nay vẫn được xem là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm ở trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có hơn 4 triệu trẻ em trên thế giới tử vong vì bệnh viêm hô hấp cấp, chủ yếu do viêm phổi, đáng chú ý hơn một đứa trẻ dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp cấp 4 – 6 lần trong một năm làm ảnh hưởng đến công việc của nhiều bậc phụ huynh và là gánh nặng bệnh tật đối với xã hội.
Tác nhân gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em
Viêm đường hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi hầu hết do nhiễm virút, hầu hết là những loại virút lành tính, một số loại virút đáng chú ý là virút hợp bào hô hấp (RSV), virút cúm, virút á cúm, virút sởi, Adenovirus (còn gọi là virút hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus…
Ở các nước đang phát triển như nước ta, nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn vẫn được xem là những nguyên nhân gây viêm đường hô hấp cấp nguy hiểm cho trẻ em, đứng đầu là vi khuẩn Hemophilus influenzae týp b (viết tắt là Hib), kế đến là phế cầu khuẩn có tên khoa học là Streptococcus Pneumonia, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella, vi khuẩn Klebsiella pneumoniae, vi khuẩn Chlamydia trachomatis…
Yếu tố cơ địa và môi trường làm trẻ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp như:
Trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ cân (cân nặng lúc sinh dưới 2.500g), trẻ suy dinh dưỡng nặng.
Trẻ không được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ.
Trẻ thường xuyên ăn lạnh, uống lạnh hoặc gia đình sử dụng máy điều hòa không hợp lý cũng tạo điều kiện thuận lợi khiến trẻ dễ bị bệnh.
Gia tăng tình trạng ô nhiễm với khói bụi trong nhà, khói thuốc lá cũng là nguồn ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ.
Thời tiết lạnh, thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.
Nhà cửa chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A cũng là các yếu tố nguy cơ gây viêm đường hô hấp ở trẻ ở trẻ em.
Biểu hiện đặc trưng của những căn bệnh viêm đường hô hấp cấp phổ biến ở trẻ
Các biểu hiện lâm sàng của viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. Thông thường, trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, rồi sau đó là thở nhanh, cánh mũi phập phồng, nặng hơn nữa là nhìn thấy lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, tím tái. Nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể hôn mê, co giật… hoặc thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.
Một đặc điểm cần lưu ý là diễn biến của trẻ từ mức độ nhẹ sang nặng rất nhanh do đó việc đánh giá, phân loại, xác định điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà bệnh biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau, những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính thường gặp ở trẻ bao gồm:
Viêm mũi họng do virút: sau khi tiếp xúc với virút gây bệnh 1 – 2 ngày, trẻ bắt đầu với triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Ho xuất hiện sau 4 – 5 ngày do họng bị kích thích. Trẻ nhỏ có thể bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Bệnh sẽ khỏi trong khoảng 5 – 7 ngày.
Viêm mũi xoang cấp: bệnh tương tự như viêm mũi họng cấp nhưng các triệu chứng có khuynh hướng giảm nhẹ rồi nặng hơn sau một tuần. Bé ngạt mũi, sổ mũi kéo dài. Nước mũi thường chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng. Trẻ thường quấy khóc nhiều, nếu đã biết nói, trẻ có thể than nhức đầu, đau sau hốc mắt, nặng mặt, khô rát họng.
Viêm họng cấp: vi khuẩn sẽ được xem là “thủ phạm” nếu tình trạng sốt, ho, nuốt đau không tự giới hạn hoặc trở nên nặng hơn sau 5 – 7 ngày.
Viêm amidan: thường do vi khuẩn, bệnh thường gặp ở trẻ lớn 2 – 6 tuổi, bệnh thường gây sốt cao, Amidan lớn quá thường gây khó khăn cho việc ăn uống và việc hô hấp của trẻ.
Viêm VA: thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ nhỏ 2 tháng – 2 tuổi, chảy mũi nghẹt mũi kéo dài là dấu hiệu điển hình của bệnh.
Viêm thanh thiệt cấp: độ tuổi mắc bệnh thường trong khoảng 2 – 6 tuổi, chủ yếu ở lứa tuổi lên ba. Bệnh đặc trưng là sốt cao, nuốt đau, họng ứ đọng nhiều nước bọt, nổi hạch hai bên cổ, thay đổi giọng nói, mất tiếng, ho khan hoặc ho đàm, khó thở… Bệnh thường diễn tiến nhanh và nặng, trẻ có khả năng tử vong do suy hô hấp, nhiễm trùng, nhiễm độc.
Viêm thanh quản và viêm thanh khí phế quản cấp: thường gặp ở trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi, phổ biến nhất ở trẻ 2 tuổi. Bệnh khởi phát với những triệu chứng viêm mũi họng thông thường, trẻ bắt đầu khàn tiếng, tắt tiếng, khò khè, thở rít, co lõm hõm ức và lồng ngực. Trẻ ho rất nhiều, tiếng ho ong óng như chó sủa. Trẻ có thể khó thở, thở nhanh, thở ồn ào, co kéo cơ hô hấp phụ, vã mồ hôi, tím tái, lơ mơ và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Viêm phổi: xảy ra ở mọi lứa tuổi nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn nhất là vi khuẩn Hib và phế cầu khuẩn, bệnh biểu hiện sớm nhất với dấu hiệu thở nhanh bất thường, ho kèm khò khè nếu xuất tiết nhiều đàm nhớt ở đường hô hấp, một số trẻ có thể bị sốt cao, thở mệt, lừ đừ, bệnh có thể gây tử vong cho trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực.
Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp cấp tính đúng cách tại nhà
Đưa trẻ đi khám bác sĩ để đánh giá mức độ bệnh, hầu hết trẻ bị viêm đường hô hấp cấp thể nhẹ hoặc trung bình đều được bác sĩ chỉ định cho chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà, cụ thể như:
Tiếp tục cho trẻ ăn, bú: trẻ bệnh thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày theo khả năng của trẻ, không nên “ép trẻ ăn”. Nếu trẻ bị tắc mũi hoặc nghẹt mũi, phụ huynh cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối loãng NaCl 0,9% giúp trẻ nhỏ có thể bú mẹ hoặc ăn uống dễ dàng hơn.
Cho trẻ uống đủ nước: trẻ được bổ sung đầy đủ nguồn nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, trẻ sẽ mau “lướt qua” bệnh tật để sớm hồi phục.
Nếu trẻ ho nhiều khiến trẻ khó chịu quấy khóc hoặc nôn ói nhiều: nên cho trẻ uống những loại thuốc ho an toàn có thể tự chế như tắc chưng đường, mật ong hấp gừng, tần dày lá hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo mộc – thảo dược chế biến sẵn theo khuyến cáo của bác sĩ điều trị hoặc phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi cho trẻ sử dụng.
Làm thông thoáng mũi cho trẻ theo những cách đơn giản:
Trẻ lớn: hướng dẫn trẻ hỉ mũi đúng cách, hỉ mũi từng bên bằng cách dùng một ngón tay đè một bên mũi, hỉ mạnh bên kia và làm ngược lại (chú ý không được bịt hai mũi cùng một lúc).
Trẻ nhỏ: phụ huynh dùng khăn giấy sạch, mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi trẻ. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% (nước muối sinh lý) nhỏ 2 – 3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.
Sử dụng kháng sinh trị liệu: kháng sinh không cần thiết phải sử dụng trong hầu hết các trường hợp. Nếu phải sử dụng kháng sinh cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ điều trị.
Theo dõi để phát hiện các dấu hiệu nặng: cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và cho trẻ được điều trị tích cực hơn khi thấy trẻ có một trong những biểu hiện sau:
– Trẻ bú kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú.
– Trẻ sốt cao liên tục 39oC không hạ sau khi đã cho trẻ hạ sốt tích cực.
– Trẻ bị co giật, lừ đừ hoặc hôn mê.
Viêm họng là một bệnh hay gặp ở trẻ em.
Nguyên tắc điều trị: Khi bé bị viêm họng cấp, bạn nên giữ ấm cho bé, đặc biệt các bộ phận là cổ, ngực, gan bàn chân. Khi thời tiết chuyển lạnh cần ủ ấm cho trẻ nhỏ, tăng cường bổ sung các vitamin tăng sức đề kháng. Lúc trẻ sốt cao cần kịp thời cho hạ sốt.
Hiện nay, rất nhiều cha mẹ sai lầm khi cho rằng cứ thấy con viêm họng là cho dùng kháng sinh. Điều này thật sự rất tai hại vì ẩn chứa nhiều nguy hiểm với trẻ. Các bậc phụ huynh thường sốt ruột mỗi khi thấy trẻ có dấu hiệu viêm họng, ho nên thường dùng kháng sinh ngay từ đầu. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chỉ có 15% số bệnh nhân có triệu chứng ho, viêm họng là do nhiễm khuẩn và cần phải dùng đến kháng sinh, còn lại 85% số bệnh nhân bị ho là do virus hoặc các nguyên nhân khác, nên kháng sinh không có tác dụng.
1. Chăm sóc bé khi đang bị viêm phế quản
Sau khi điều trị một thời gian, bé đã không còn sốt, ho, mệt mỏi,… nhưng mẹ không được ngừng cho bé uống thuốc mà phải dùng đủ liều cho con.
Tuyệt đối không được hút thuốc lá ở gần bé và tránh những nơi có khói thuốc vì khói thuốc lá, thuốc lào, … làm cơn co thắt sẽ tăng lên 4 lần và ho nặng hơn.
Cho trẻ uống đủ nước, có thể bổ sung thêm sữa, nước canh ấm để giảm ho và long đờm. Đối với trẻ đang bú mẹ thì đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi cao, cho uống nước đều đặn.
Dùng khăn giấy và vứt bỏ ngay sau khi đã dùng.
Phòng trẻ phải thông thoáng.
Mặc quần áo hợp lý cho bé, tránh mặc quá nhiều đồ sẽ khiến bé toát mồ hôi và thấm ngược lại gây lạnh.
Chỉ khi nào trẻ hết các triệu chứng mới nên cho bé đi nhà trẻ.
Hút mũi thường xuyên sau khi nhỏ nước muối để dịch mũi không làm nghẹt và không trôi xuống làm viêm đường hô hấp dưới. Đặc biệt, cần làm thông mũi cho trẻ, nhất là trước khi cho bú.
Chế độ ăn uống đủ dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho con. Các mẹ có thể tham khảo chế độ ăn uống ở phần dưới.